THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG .........

Hội nghị tuyên truyền về phòng tránh chấn thương mắt, bệnh đau mắt đỏ, chăm sóc và phòng chống các bệnh về mắt

Chiều ngày 15/5/2024, tại Nhà văn hoá đa năng phường Quyết Thắng. Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Lai Châu phối hợp với UBND phường Quyết Thắng tổ chức Hội nghị tuyên truyền về phòng tránh chấn thương mắt, bệnh đau mắt đỏ, chăm sóc và phòng chống các bệnh về mắt.

Đến dự Hội nghị: Đ/c: Giang Thị Loan – Phó trưởng khoa kiểm soát dịch bệnh Trung tâm Y tế dự phòng thành phố; Đ/c: Bùi Thế Chiểu – Phó chủ tịch UBND phường; cán bộ, công chức, phường Quyết Thắng; đại diện cơ quan đơn vị trên địa bàn phường; các đồng chí bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố, trưởng bản và đại diện một số hộ dân tại các tổ dân phố, bản trên địa bàn phường.

Tại hội nghị đã đã truyền tải những nội dung cơ bản về phòng tránh chấn thương mắt, bệnh đau mắt đỏ, chăm sóc và phòng chống các bệnh về mắt. Đau mắt đỏ là tình trạng viêm cấp tính của kết mạc mắt. Nguyên nhân  thường gặp nhất là Adenovirus gây ra, bệnh có thể lây lan thành dịch, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Bệnh thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt sau lan sang mắt còn lại. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch. Cho đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và những người bị đau mắt đỏ rồi vẫn có thể bị nhiễm lại chỉ sau vài tháng khỏi bệnh.

Để chăm sóc mắt và phòng lây lan bệnh đau mắt đỏ, mọi người cần thực hiện: lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt. Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị 1 bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, dử và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn). Tránh ôm ấp khi trẻ em bị bệnh, ngủ riêng. Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng thuốc nhỏ mắt của người khác. Không đắp các loại lá vào mắt như là trầu, lá dâu...  Đặc biệt, khi có dấu hiệu đau mắt đỏ phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Để phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh, với các biện pháp cụ thể, như sau:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch; không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường.

- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh.

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ.

- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác; cần được nghỉ học/nghỉ làm việc để tránh lây nhiễm cho người xung quanh và lây lan ra cộng đồng; đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị để tránh các biến chứng nặng. 

       Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị

 

 

 

 

 

Lượt xem: 7
Tác giả: Vân Anh
Tin liên quan
Bình chọn
website hoạt động có ổn định
Thời tiết các vùng
Thời tiết Hà Nội
Thống kê truy cập
Lượt truy cập hiện tại : 0
Hôm nay : 10
Hôm qua : 10
Năm 2024 : 4.396